Chip vi điều khiển của Việt Nam - Chip Thương Mại SG8V1
Trung tâm ICDREC công bố Chip thương mại SG8V1, KIT DE-SG8V1 và những hỗ trợ kỹ thuật đi kèm như Môi trường thiết kế (DE), Trình biên dịch (Compiler) do người Việt Nam nghiên cứu và phát triển.
Chip vi điều khiển của Việt Nam - sản phẩm Chip SV8V1 liệu có thật sự có khả năng cạnh tranh về tính năng, ở đây chưa đặc tới giá thành so với các chip ngoại nhập. Giá thương mại được ấn định là 75.000 đ/Chip SG8V1 và 45.000đ/Chip SG8V1 (cho đơn hàng >1.000 chip) và nhiều mức giá khác nhau tuỳ theo số lượng cụ thế, sẽ có nhiều mức giá ưu đãi khi sử dụng chip cho mục đích giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội,…
Ngoại vi
- Tần số clock ngoài: 0 MHz – 20 MHz
- 63 lệnh
- 19 nguồn ngắt
- 2 mức ưu tiên ngắt khác nhau
- 15 mức stack
- Hỗ trợ truy xuất stack bằng phần mềm
- Bộ nhớ chương trình bên trong: 64K x 16
- Bộ nhớ dự liệu: Flash 3KB và RAM 16KB
- Bộ nhân 8 x 8 (thực hiện trong 1 chu kỳ)
- Watchdog Timer (WDT) sử dụng clock hệ thống
- Tích hợp sẵn bộ lập trình theo kiểu nối tiếp
- Hỗ trợ chế độ tự lập trình
- Hỗ trợ Compiler ASM/C
- Mã bảo vệ lập trình
- Hỗ trợ chế độ tiết kiệm năng lượng
- Điện áp hoạt động: 3.3V
- Package: LQFP 48 chân
- Watchdog Timer: 16-bit Timer
- Timer0: 8-bit timer/counter với 8-bit prescaler
- Sử dụng clock hệ thống hoặc clock ngoài
- Timer1: 16-bit timer/counter với prescaler
- Sử dụng clock hệ thống hoặc clock ngoài
- Hỗ trợ Capture/Compare mode
- Timer2: 10-bit timer/counte
- Hỗ trợ prescaler và postscaler
- Sử dụng clock hệ thống
- Timer3: 10-bit timer/counte
- Hỗ trợ prescaler và postscaler
- Sử dụng clock hệ thống
- 4 GPIO Port 8 bit
- PWM1: độ phân giải 10 bit
- PWM2: độ phân giải 10 bit
- 3 UART (UART1, UART2 and UART3)
- Truyền nhận song công, 2 mức FIFO nhận
- SPI: truyền nhận song công
- Hỗ trợ 2 mode: Master và Slave
- I2C: hỗ trợ Standard-Speed Mode và Fast Mode
- Master/Slave; 7-bit và 10-bit địa chỉ
- Hỗ trợ multi-master
- ADC: Hỗ trợ 4 kênh ngõ vào với độ phân giải 8 bit
Hình ảnh trên tại buổi lễ giới thiệu:
Kết luận:
Với giá bán khá cao, trên website hay chưa có bài viết , tài liệu nào nói chi tiết sản phẩm cũng như chưa thấy sự hỗ trợ (Ngoài việc tổ chức cuộc thi ứng dụng chip vi điều khiển SG8V1) .... Vậy câu hỏi đặc ra làm sao bán được tại thị trường trong nước , chưa nói tới thị trường nước ngoài? Vấn đề thức 2, khá ít người biết đến sản phẩm này tồn tại, vì chỉ diễn ra tại các buổi lễ ra mắt với những người tham gia có liên quan. Hãy suy nghĩ và đầu tư khâu quảng cáo và giới thiệu sản phẩm ra mắt thật sự tại các trường đại học, các buổi hội thảo, tư vấn sử dụng, hướng dẫn cho kit Demo, .....Như vậy mời mong được áp dụng thật sự tại thị trường Việt Nam. (Theo ý kiến trên mạng)
Nguồn TinhTe
Nhận xét trên Tinh tế: "Đắt quá. STM32f0 32bit ARM Cortex chỉ có 20k/pcs.
Tuy nhiên cũng có lời chúc mừng cho chú VĐK đầu tiên 8bit VN."
Theo hoatongoc (Tinhte): Con chip SGV8 này chỉ là vi điều khiển, sức mạnh và mục đích làm ra hoàn toàn khác với chip di động, và không cần thiết phải mạnh bằng chip di động. Con chip này là để ứng dụng điều khiển các thiết bị như máy giặt, tủ lạnh, robot...
Chắc đây là lần thứ n những người không hiểu biết gì về vi điều khiển chạy vào chê ỏng chê eo cái thông số "cùi bắp" của những con vi điều khiển dạng này. Xin thưa là với vi điều khiển, việc nó mạnh bao nhiêu ko quan trọng, quan trọng là nó chạy được cái gì và nó có ổn định hay không. Một con chip thua kém vài chục lần so với SnapDragon 805, nhưng vẫn có giá vài ngàn USD như thường.
Đây là con chip 32 bit do VN tự sản xuất, khác với trước đây toàn là chip 16 bit, chúng ta là 1 nước lạc hậu về công nghệ, thì việc sản xuất được chip 32 bit cũng là 1 cố gắng đáng ghi nhận rồi, hãy từ từ để nước ta làm quen với các công nghệ nước ngoài, sau đó sẽ tính chuyện phát triển thêm, nhân lực mảng vi điều khiển ở VN rất hiếm so với các mảng khác, đầu tư vào mảng này cũng chưa tương xứng.
Nên nhớ để có ARM như ngày hôm nay thì hàng chục tỷ USD đã đổ vào đó đấy.
"STM32f0 32bit ARM Cortex chỉ có 20k/pcs" chỉ có hàng Tàu mới có cái giá này thôi. VN sản xuất dc chip 8bit đã là 1 thành công không hề nhỏ rồi. Hy vọng sớm có chip 16&32bit cho các ứng dụng Điều Khiển tốc độ cao,Robot...
Việt Nam! Sản xuất là bán có lải ha ? Còn mua để học hỏi thì tự làm đi ha . Nước ngoài họ muốn bán 1 sản phẩm họ phải Demo cái này cái kia làm không được có thể lên website ảrduino đặt vấn đề hay mọi câu hỏi đều có hướng dẫn cụ thể là làm sai ở chổ nào,lỏi ở chổ nào để đạt được mục đích của khách hàng đã chọn mua sản phẩm của cty họ .