30/9/14

Ước mơ thung lũng Silicon tại Việt Nam sắp thành hiện thực


     Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng việc các đại gia công nghệ mong muốn biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất là đáng mừng. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần thêm cơ chế để thu hút.

Sự xuất hiện cũng như mở rộng hoạt động của các tập đoàn công nghệ lớn tại Việt Nam trong 2 năm trở lại đây cho thấy sự chuyển dịch quan trọng của làn sóng đầu tư. Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) - Nguyễn Văn Toàn vừa có những chia sẻ với VnExpress về xu hướng này.

- Microsoft mới đây thông báo sẽ mở rộng quy mô nhà máy sản xuất điện thoại Nokia tại Bắc Ninh. Trước đó Samsung, LG, Intel… cũng cho biết sẽ tăng cường bỏ vốn. Ông nhìn nhận thế nào về làn sóng đầu tư của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới này?

- Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không phải chuyện mới, song việc các doanh nghiệp công nghệ, với những dự án tính bằng tỷ USD xuất hiện cho thấy nhiều thay đổi. Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư trong nước đang tốt lên và Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích, nhất là khi nhiều doanh nghiệp quốc tế đang dần rút khỏi Trung Quốc vì những bất ổn vĩ mô và giá nhân công cao.

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nắm bắt thời cơ.

Thời cơ này cũng đến đúng lúc Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ định hướng thu hút đầu tư, chú trọng hơn về chất, ưu tiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn và sạch. Tiếp theo là doanh nghiệp đến từ các vùng, lãnh thổ có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam để chuyển giao công nghệ.

Sự tập trung của những tập đoàn đa quốc gia lớn có thể tạo ra sức lan tỏa mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị xuất khẩu và nâng cao chất lượng nhân lực.

Tạo ra một thung lũng Silicon mới là mơ ước của nhiều người làm công nghệ, đầu tư và Việt Nam đang có thời cơ lớn để biến điều đó thành hiện thực. Tôi được biết Samsung đang xin đất để làm một trung tâm nghiên cứu ở phía Bắc. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi việc họ đặt trung tâm nghiên cứu là minh chứng rõ ràng cho việc biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu. Những công nghệ, mẫu mã mới nhất sẽ xuất phát từ đây.

- Tuy vậy, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển đang khiến Việt Nam khó chen chân vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Ông nghĩ sao về việc này?

- Công nghiệp hỗ trợ là vấn đề được các nhà quản lý trăn trở hàng chục năm nay nhưng đến nay chưa đem lại nhiều kết quả. Với Samsung, hiện nay trong chuỗi cung ứng phụ kiện có tới 80 đơn vị của nước ngoài, còn doanh nghiệp Việt Nam lại rất ít.

Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp công nghệ cập bến ngày càng nhiều, tôi tin rằng ngành phụ trợ của Việt Nam sẽ khởi sắc. Đầu tháng 9 tới, VAFIE sẽ cùng các nhà đầu tư, cơ quan quản lý tổ chức một hội nghị tiếp xúc với các doanh nghiệp trong nước để tìm kiếm đối tác phụ trợ. Chỉ cần một tập đoàn lớn chọn được 10-15 doanh nghiệp Việt Nam cũng là điều đáng mừng.

Một doanh nghiệp từng nói với tôi chỉ cần tham gia được 1% vào chuỗi giá trị của những hãng như Samsung cũng là thành công lớn. Việc gặp gỡ trực tiếp cũng gợi mở cho họ cách tiếp cận mới, giúp doanh nghiệp trong nước hiểu cần phải làm gì cho phù hợp.

- Để trở thành đối tác của các tập đoàn đa quốc gia, theo ông doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì và sẽ cần những hỗ trợ như thế nào?

- Trước hết doanh nghiệp Việt Nam phải tự nỗ lực, đầu tư mạnh về công nghệ, chất xám và nguồn nhân lực. Ban đầu, họ có thể phải nhập công nghệ từ nước ngoài, bởi chúng ta chưa thể sáng tạo ngay vào lúc này. Rõ ràng công nghệ là bài toán lâu dài với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên có những ưu đãi, thậm chí vượt trội cho các lĩnh vực phụ trợ như ưu đãi về thuế, cho thuê đất, vay vốn để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển. Các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ nguồn cũng cần phải ưu tiên tối đa, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc nếu họ cam kết hỗ trợ, hợp tác lâu dài với doanh nghiệp trong nước.

Cơ chế quản lý cũng cần chặt chẽ hơn để tạo sự minh bạch trong môi trường đầu tư. Nếu quản lý không tốt, có thể những doanh nghiệp ưu đãi sẽ không được lợi bằng những đơn vị không có ưu đãi gì, bởi họ biết lách luật sẽ có lợi thế hơn.

- Với những chính sách khuyến khích đầu tư mới, ông dự báo thế nào về làn sóng doanh nghiệp công nghệ cao sẽ vào Việt Nam trong thời gian tới?

- Cách đây nhiều năm, giới chuyên gia đã dự báo về làn sóng dịch chuyển đầu tư mới vào Việt Nam và đây là thời cơ lớn nhất, cả về kinh tế lẫn chính trị. Trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng cũng đề ra nhiệm vụ trọng tâm là phải tìm động lực phát triển mới cho nền kinh tế, trong đó công nghệ chính là nền tảng.

Đồng thời, phát triển ngành công nghệ cao, "chơi" với nhiều bạn bè quốc tế như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, EU... cũng là chìa khóa để Việt Nam thoát lệ thuộc, tiến đến bình đẳng hơn trong phát triển sản xuất. Tôi tin tưởng Việt Nam có thể thành công ở làn sóng chuyển dịch này.

Phương Linh
Nguồn VNexpress

25/9/14

AMD sắp sản xuất bo mạch chủ dùng cả chip ARM lẫn x86

AMD sắp sản xuất bo mạch chủ dùng cả chip ARM lẫn x86

AMD đã thành công trong việc thiết kế một bo mạch chủ chấp nhận cả chip x86 lẫn ARM. Sản phẩm thương mại sẽ bán ra cùng với bo mạch ARM 64-bit đầu tiên của hãng.

Phần cứng dành cho các nhà phát triển Opteron A1100-Series là một máy tính có vỏ ngoài (uncased computer) được bán với giá 2.999 USD. Máy tính này nhằm vào các lập trình viên muốn viết ứng dụng và trình điều khiển cho máy chủ ARM chưa được AMD bán ra. Dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm tới.

Đây là một hệ thống đầu tiên dựa trên ARM của AMD, và hy vọng vào năm 2016 các máy chủ bán ra thị trường sẽ đều có thể tương thích với kiến trúc x86 lẫn ARM. Dự án nhằm kết hợp x86 và ARM có tên gọi là Project Skybridge, với nỗ lực phát triển một bo mạch chủ mà khách hàng có thể sử dụng với bất kỳ chip xử lý nào.


Với dự án Skybridge, AMD hy vọng sẽ mang x86 và ARM vào trong một máy chủ để có hiệu quả cao hơn.

AMD hiện đã kinh doanh chip dựa trên kiến trúc x86 dành cho PC, máy tính bảng và máy chủ. Hãng cũng đang sản xuất chip ARM dành cho máy chủ và các thiết bị nhúng. Với dự án Skybridge, AMD hy vọng sẽ mang x86 và ARM vào một máy chủ để cung cấp cho người dùng sự linh hoạt và phù hợp với những nhu cầu muốn chuyển đổi kiến trúc xử lý.

Đại diện AMD cho biết, bo mạch này là một bước đệm để các nhà phát triển viết phần mềm và phát triển phần cứng cũng như các thành phần bổ sung để có thể sử dụng trên các máy chủ dựa trên Skybridge.

Dựa trên những phản hồi từ phía người dùng, những bo mạch tương tự như vậy sẽ giúp AMD thiết kế nên những máy chủ Skybridge hay hơn thế nữa. Những phản hồi này sẽ có được từ việc sử dụng các tính năng liên quan đến kết nối mạng, bảo mật và các tác vụ lưu trữ trên các máy chủ ARM và trên thiết kế của Project Skybridge.


Lộ trình phát triển và sản xuất chip của AMD.

AMD cho rằng, hạ tầng phần cứng và phần mềm sẽ hoàn thiện nhanh hơn khi các sản phẩm của Project Skybridge được tung ra thị trường.

Bộ xử lý ARM nhận được sự quan tâm ngày càng lớn nhờ khả năng tiêu thụ năng lượng thấp, hiệu quả hơn trong một số công việc liên quan đến web-hosting. ARM cũng được xem là một sự thay thế hiệu quả cho các chip x86 dành cho máy chủ của Intel hiện đang sử dụng rất nhiều trong các trung tâm dữ liệu (data center).

Bo mạch với chip xử lý AMD Opteron A1100 có biệt danh Seattle với thiết kế 8 nhân dựa trên vi xử lý ARM Cortex-A57. Bo mạch này hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR3 và DDR4 với chức năng tự khắc phục lỗi, 2 cổng 10-Gigabit Ethernet, 8 cổng PCI-Express 3.0 và 8 cổng SATA để gắn ổ cứng lưu trữ. Opteron A1100 còn có vi xử lý nén dữ liệu và lớp bảo mật để xác thực người dùng cũng như mã hóa hoặc giải mã dữ liệu. Lớp bảo mật này có tên là TrustZone này dự kiến sẽ được phổ biến rộng rãi trên các vi xử lý x86 và ARM của AMD.

Bo mạch này được bán ra với gói phần mềm tích hợp LAMP bao gồm hệ điều hành Red Hat Fedora Linux, máy chủ web Apache, cơ sở dữ liệu MySQL và công cụ PHP. Bo mạch này cũng hỗ trợ Java 7 và 8 nhưng chưa hỗ trợ khả năng tăng tốc song song trên CPU và vi xử lý đồ họa. Chức năng tăng tốc có thể được thêm vào một máy chủ Java ảo có tên Project Sumatra mang lại khả năng tăng tốc song song CPU-GPU trên máy chủ ARM với Java 9 – dự kiến sẽ có mặt vào năm sau.


Sơn Bình - Pcworld VN

Cung Cấp Mạch Thí Nghiệm FPGA




Cung Cấp FPGA Boards với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng sàn phẩm mới 100%, được bảo hành chính hãng. Liên hệ với chúng tôi để có được sản phẩm nhanh nhất và tiện lợi nhất. 

Với phương châm: “Hãy đối xử với mọi người như cách mà bạn muốn được đối xử”, chúng tôi luôn làm hài lòng khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.

HotLine: 0935. 408. 286 

Kít phát triển:
  • Terasic - Intrsusment
  • Terssic - Altera
  • Xillinx

 





 

Kit Board Mạch Phát Triển Copyright © 2011 -- Template created by O Pregador -- Powered by Blogger